Trong các công trình xây dựng, đòn tay là một phần quan trọng của mái nhà. Trước khi lợp mái, việc tính khoảng cách giữa các đòn tay là vô cùng quan trọng. Cách tính toán chính xác, hợp lý sẽ giúp phần mái thêm sự bền vững, chắc chắn. Đồng thời, việc này cũng giúp công trình xây dựng diễn ra đúng tiến độ; hạn chế được những sai sót và tiết kiệm thời gian, chi phí cho chủ đầu tư. Theo dõi bài viết sau để nắm được cách tính đòn tay nhà 2 mái chính xác, hợp phong thủy!
Mục Lục
Tìm hiểu chung về đòn tay trong xây dựng mái nhà
Một ngôi nhà bền đẹp không chỉ có nền móng vững chắc, mà phần mái nhà cũng phải bền vững. Và hệ thống đòn tay đóng vai trò rất quan trọng. Nó quyết định đến khả năng nâng đỡ sức nặng của mái nhà. Vậy hãy cùng tìm hiểu về đòn tay là gì, bao gồm các loại nào nhé!
Đòn tay là một bộ phận không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Nó còn có tên gọi khác là xà gồ, thường được đặt song song nhau dọc theo mái lợp. Hệ thống xà gồ là bộ phận quan trọng để truyền lực xuống kèo hoặc tường. Bởi trong mỗi công trình, nó được coi là kết cấu chịu lực trên cùng nằm ở mái nhà.
Để nâng cao sự bền vững của mái nhà, đòn tay yêu cầu phải có khả năng chịu lực tốt. Bởi các bức tường xung quanh ngôi nhà được liên kết với nhau bằng các xà gồ. Do đó, hệ thống này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự vững chãi của cả ngôi nhà.
Có những loại đòn tay thông dụng nào?
Hiện nay, có nhiều loại đòn tay với hình dáng và kích thước, chất liệu khác nhau. Mỗi thiết kế công trình mà sẽ phù hợp với cấu tạo, hình dạng của từng loại đòn tay. Trước khi biết cách tính đòn tay nhà 2 mái, hãy tìm hiểu về các loại đòn tay nhé!
Phân loại theo chất liệu của đòn tay
Theo nguyên liệu sản xuất, phân ra thành hai loại đòn tay như sau:
- Đòn tay bằng gỗ, tre: theo chất liệu này, đòn tay phải được làm từ loại tre thẳng và có độ thót giữa hai đầu. Đòn tay bằng tre thường có chiều dài là 6m với đường kính dao động từ 80 đến 100mm. Với những ngôi nhà truyền thống, mái nhà thường dùng xà gồ bằng gỗ, tre với độ bền tương đối.
- Đòn tay làm từ thép: để đáp ứng cho những công trình to lớn, con người đã sản xuất đòn tay bằng thép. Điều này nhằm gia tăng khả năng chịu lực cho hệ thống đòn tay. Bởi vậy mà các loại xà gồ bằng thép thường đa dạng về hình dạng, kích thước. Nguyên liệu để làm thường là các loại thép mạ hợp kim nhôm kẽm, thép cán nóng, cán nguội.
Phân loại theo hình dạng của đòn tay
Các loại đòn tay trên thị trường hiện nay thường rất đa dạng về hình dáng, kích thước. Các hình dáng xà gồ được sử dụng thông dụng đó là hình chữ U, I, Z và C. Trong đó, xà gồ chữ C thường được áp dụng trong xây dựng nhà kho, bệnh viện, trường học… Xà gồ chữ Z có khả năng liên kết linh hoạt, có thể đột lỗ ở sườn và mỗi đầu.
Xà gồ chữ C và Z thường rất dễ gia công, có khả năng nối chồng lên nhau, chịu lực tốt. Hơn nữa, chúng còn dễ dàng tháo lắp bảo trì, dễ dàng vận chuyển. Do vậy, các công trình lớn ngày nay thường ưu tiên sử dụng hai loại đòn tay này hơn.
Hướng dẫn cách tính đòn tay nhà 2 mái chi tiết, chính xác
Mái nhà lợp ngói và mái nhà lợp tôn sẽ có cách tính đòn tay nhà 2 mái khác nhau. Vì vậy, hãy dựa vào cấu trúc mái nhà để có thể tính toán chính xác và hợp lý.
Khi tính đòn tay cho mái lợp ngói, cần dựa vào từng loại khung kèo. Khoảng cách giữa các đòn tay cần đạt từ 1100 đến 1200mm nếu loại khung kèo có 2 lớp. Còn đối với khung kèo có 3 lớp, các cầu phong cần cách nhau 1200mm; còn các xà gồ cần cách nhau một khoảng từ 800 đến 900mm.
Đối với mái thép lợp tôn, cách tính khoảng cách đòn tay sẽ phụ thuộc vào độ dốc của mái và độ dày vật liệu. Hãy xác định chính xác chiều dài của phần mái cần thoát nước để tính được độ dốc của mái. Từ đó, sẽ dễ dàng xác định được vật liệu và độ dày của chúng. Đối với mái tôn xốp chống nắng, các đòn tay yêu cầu phải cách nhau từ 80 đến 120cm. Còn đối với mái lợp tôn 1 lớp, khoảng cách hợp lý giữa các đòn tay là 70 đến 90cm.
Hướng dẫn cách tính đòn tay nhà 2 mái theo phong thủy
Theo dân gian, cách tính đòn tay nhà 2 mái hợp phong thủy thường theo Sinh – Trụ – Hoại – Diệt. Nó tương ứng với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông trong năm. Xây dựng đòn tay đúng phong thủy sẽ giúp ngôi nhà tránh khỏi những tai họa, rủi ro. Thay vào đó sẽ mang lại nhiều may mắn, hạnh phúc và bình an cho các thành viên trong gia đình.
Theo cách này, người ta sẽ xếp các thanh lặp đi lặp lại theo trật tự sau: thanh đầu tiên ứng với Sinh, thanh thứ 2 là Trụ, thứ 3 là Hoại và Diệt là cuối cùng. Cứ như vậy cho đến khi hết các thanh xà gồ. Đặc biệt lưu ý, để ngôi nhà được xây dựng đúng phong thủy, cần tránh rơi vào Hoại và Diệt. Do vậy, gia chủ cần chọn số lượng đòn tay bằng đúng Sinh hoặc Trụ.
Trên đây là gợi ý về cách tính đòn tay nhà 2 mái chi tiết và theo đúng phong thủy. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết và nắm được cách tính khoảng cách xà gồ chính xác.