Tìm hiểu tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng và ứng dụng 

Thông thường, thiết kế đặc trưng của mái tôn là có dạng gợn sóng. Điều này tưởng chừng như đã quen thuộc, tuy nhiên lí do tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng thì không phải ai cũng biết. Vậy tại sao nhà thiết kế lại chọn thiết kế gợn sóng mà không phải thiết kế mặt phẳng hay thiết kế khác để đa dạng hơn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để có lời giải đáp rõ hơn về vấn đề này nhé 

Tôn là một trong những loại vật liệu xây dựng được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng. Tôn thường dùng để lợp mái, bảo vệ công trình khỏi các yếu tố thời tiết bên ngoài.

Mái tôn được thiết kế với nhiều độ dày và tiêu chuẩn khác nhau. Độ dày tôn thường được tính bằng zem. Hiện nay, đa số các loại tôn có độ dày từ 2 đến 5 zem. Nếu zem càng lớn thì tôn càng dày và có độ bền cao. 

  • Tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng?

Tấm tôn được thiết kế dạng lượn sóng vì những lý do cơ bản sau: 

  • Về mặt cơ học: So với các tấm tôn thẳng, nếu có lực tác động đến, tấm tôn dạng lượn sóng sẽ ít bị biến đổi, có khả năng chịu lực tốt hơn. Ngoài ra, thiết kế lượn sóng còn giúp tôn hạn chế được tiếng ồn, đặc biệt là khi trời mưa lớn. 
  • Về mặt nhiệt học: Tôn là nơi chịu tác động trực tiếp của các yếu tố bên ngoài như nắng, mưa, gió,… Đặc biệt là khi trời nắng nóng, tôn sẽ bị giãn nở. Nếu ở dạng phẳng, khi giãn nở tôn sẽ không có đủ diện tích, có thể làm gãy tôn hoặc bung các đinh, vít cố định mái tôn ra. Còn khi ở dạng lượn sóng, tôn có thể giãn nở tốt do có không gian rộng hơn. Vì vậy, kết cấu mái sẽ được bảo đảm và đinh, vít cố định sẽ không bị bung ra. 
  • Mái tôn có cấu tạo như thế nào? 

  • tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng

Mái tôn có cấu tạo gồm 3 phần chính là hệ thống khung, hệ thống kèo với tôn lợp và hệ thống ốc vít. 

  • Hệ thống khung: gồm có thép hộp và ống thép. Đây là phần quan trọng nhất của mái tôn, chịu tải trọng lớn nhất của cả công trình. Vì vậy, cần phải đảm bảo hệ thống khung được thi công chắc chắn để chịu lực tốt sau này. Hệ thống khung được thiết kế tùy thuộc vào diện tích của công trình. 
  • Hệ thống kèo, tôn lợp: tùy thuộc diện tích của tấm tôn và diện tích của mái mà hệ thống kèo, mái dầm sẽ được thiết kế tương ứng. Tấm tôn lợp cũng được chọn lựa theo nhu cầu sử dụng và ngân sách của chủ đầu tư. 
  • Hệ thống ốc vít: thường được ưu tiên chọn ốc vít inox mạ crom do có độ cứng cao và khả năng chống oxy hóa tốt. Nhà thầu cũng nên chọn loại rong cao su đảm bảo khít để hạn chế nước mưa thấm vào bên trong và nên sử dụng thêm keo dính kết.
  • Có những loại tôn nào đang phổ biến trên thị trường 

Hiện nay, thị trường có rất nhiều loại tôn, tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế và tiện ích sử dụng của chủ công trình mà nhà thầu có thể chọn loại phù hợp. 

Tôn lợp giả ngói

Sản phẩm được thiết kế giống như kiểu dáng của ngói tây, dạng sóng ngói. Những mái nhà có độ dốc lớn hoặc thiết kế theo kiểu biệt thự thường được sử dụng loại tôn này. Tôn lợp giả ngói so giảm được tải trọng lên hệ thống khung của mái, cột và móng của công trình hơn so với ngói thông thường. 

Tôn lạnh

Cấu tạo gồm 2 thành phần chính là nhôm và kẽm. Tôn lạnh có khả năng phản xạ ánh sáng tốt nên khả năng chống nóng cao và khả năng chống oxy hóa tốt hơn so với những sản phẩm thông thường. 

Tôn lấy sáng

tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng

Ưu điểm của loại tôn này là giá thành thấp, bền bỉ, chắc chắn và phù hợp với điều kiện thời tiết của Việt Nam. Sản phẩm này có khả năng lấy sáng từ 85 đến 90% và có lớp chống tia UV hiệu quả, bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, tôn lấy sáng còn có khả năng cách nhiệt, cách âm cao, chịu ăn mòn tốt. Các công trình như nhà xưởng, xí nghiệp sản xuất thường ưu tiên chọn loại tôn này. 

  • Biện pháp chống nóng cho mái tôn

Mặc dù các loại tôn hiện nay đều có khả năng cách nhiệt, tuy nhiên vào mùa hè nắng nóng, các ngôi nhà lợp mái tôn vẫn có nguy cơ hấp thụ nhiệt cao, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, hãy cùng tham khảo một số cách chống nóng hiệu quả cho nhà mái tôn sau: 

  • tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng
  • Sử dụng tấm cách nhiệt cho mái tôn: tấm cách nhiệt có khả năng chống nhiệt hiệu quả tới 97%, thường được sử dụng trong các công trình nhà ở, nhà xưởng, chuồng trại chăn nuôi,… 
  • Trồng cây dây leo trên mái nhà để hạn chế hấp thụ nhiệt: biện pháp được nhiều gia đình sử dụng vừa có công dụng làm mát vừa giúp ngôi nhà đẹp hơn. 
  • Sơn chống nóng cho mái tôn: hiện nay có nhiều loại sơn có công dụng giảm sự hấp thụ nhiệt cho mái nhà, giảm cảm giác nóng bức cho ngôi nhà trong mùa hè. 
  • Phun nước lên mái nhà: lắp thêm bộ phun nước lên mái nhà có tác dụng chống nóng, giúp ngôi nhà trở nên mát mẻ hơn. 
  • Làm trần nhựa, trần thạch cao: biện pháp có khả năng chống nóng hiệu quả và có tính thẩm mỹ cao cho ngôi nhà. 

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn một số thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp thắc mắc tại sao các tấm tôn lợp lại có dạng lượn sóng. Thị trường hiện nay có rất nhiều loại tôn khác nhau, bạn nên tham khảo thêm để chọn lựa loại tôn phù hợp với gia đình mình nhất nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *