Nếu bạn đang có dự định xây nhà và vẫn chưa biết cách chọn sắt dựng mái cũng như cách tính sắt đổ mái cho đúng chuẩn thì bài viết sau đây sẽ giúp bạn điều này.
Mục Lục
Các loại mái nhà xây dựng phổ biến và cách tính diện tích
Các loại mái nhà được xây dựng phổ biến hiện nay
Trước khi biết cách tính sắt đổ mái thì bạn phải xác định rõ loại mái mà mình muốn làm, tính diện tích mái và từ đó mới tính được lượng sắt cần thiết.
Hiện nay có 2 loại mái nhà phổ biến đó là mái bằng và mái dốc.
- Nhà mái bằng: Rất nhiều gia đình lựa chọn mái bằng để mang phong cách văn hóa phương Tây hiện đại. Với kiểu mái này người ta sẽ đổ bê tông để làm mái hoặc nếu tiết kiệm có thể lợp tôn chìm.
- Nhà mái dốc: Đây hiện là mẫu thiết kế mái nhà hiện đang được ưa chuộng hiện nay. Loại mái này thường sẽ lợp ngói hoặc tôn. Bạn cũng có thể đổ bê tông cho phần mái dốc.
Cách tính diện tích mái nhà
Để biết được cách tính sắt đổ mái nhà thì trước tiên bạn phải biết diện tích phần mái nhà của bạn.
Công thức tính diện tích mái dốc đơn giản
Khối hình học của một nhà mái dốc cơ bản
Khi biết được kích thước ngôi nhà thì chỉ với vài công thức hình học cơ bản là bạn đã tính được diện tích phần mái nhà. Đối với nhà mái bằng thì chỉ lấy chiều rộng nhân chiều dài là ra diện tích. Đối với mái dốc thì lấy độ dài phần mái dốc nhân với chiều dài tổng thể phần mái của căn nhà và nhân cho 2.
Cách tính diện tích mái trong hợp đồng thiết kế của các công ty kiến trúc
Mái bê tông cốt thép, không lát gạch tính 50% diện tích của mái, có lát gạch tính 60% diện tích của mái.
Mái ngói vì kèo sắt tính 60% diện tích nghiên của mái
Mái bê tông dán ngói tính 85% diện tích nghiên của mái
Mái tôn tính 30% diện tích của mái
Các định mức sắt thép xây dựng bạn nên biết
Việc định mức sắt thép trong xây dựng yêu cầu lớn nhất đó là hiểu rõ về các loại thép. Đây là công việc cần thiết để lựa chọn được loại sắt thép phù hợp với phần mái nhà của bạn. Nếu chọn loại thép quá lớn sẽ làm dư thừa và tốn chi phí, chọn sắt thép quá nhỏ sẽ làm giảm chất lượng cho mái nhà. Vì vậy việc chọn sắt là bước cần thiết tiếp theo.
Định mức dòng thép gân
Thép gân dùng trong xây dựng
Thép gân hay thép vằn là loại thép được sử dụng phổ biến cho công việc dựng cốt thép. Nếu như bạn có ý định đổ bê tông cho phần mái thì đây là loại thép bạn nên quan tâm.
Đặc điểm của thép gần là:
- Đường kính từ 10-55 mm.
- Bề ngoài có các gân đường gân nổi.
- Thép có dạng thanh dài kích thước tầm 11.7m.
Công thức tính trọng lượng thép gân như sau:
KG = [(T x W x L ) + (3 x W x L )] x 7.85
Trong đó:
T: độ dày.
W: chiều rộng.
L: chiều dài
7.85: trọng lượng riêng của thép.
Việc tính toán trọng lượng thép gân có lợi ích:
- Định mức giá cho cây sắt chuẩn xác nhất.
- Nắm bắt trọng lượng thép chuẩn xác cho cách tính sắt đổ mái.
- Hạch toán chi phí cho thi công chính xác.
Định mức cho dòng thép hộp
Nếu như bạn sử dụng sắt để làm đòn lợp mái thì đây là loại thép phù hợp.
Định mức thép hộp chữ nhật:
Khối lượng = [2 x dày x cạnh + cạnh 2mm)) – 4 x dày (mm) x dày (mm)] x tỷ trọng (g/ cm3) x 0,001 x dài (m).
Định mức thép hộp vuông:
Thép hộp vuông 30×30
Thép vuông có sự đa dạng về kích thước nên có nhiều cách khác nhau để quy đổi sang khối lượng. Sau đây chúng tôi xin đi đưa ra ví dụ cụ thể với thép hộp vuông có kích thước 30 x 30 x 2 (mm), cách quy đổi:
Diện tích cắt ngang sẽ là: (30 x 30) – (26 x 26) = 224( mm2) =0.000224( m2).
Khối lượng riêng: 7850( kg).
Khối lượng 1m thép vuông sẽ là: 0.000224 x 1 x 7850= 1.7584 (kg/m).
Thông thường 1 cây thép hộp vuông sẽ có chiều dài 6m. Định mức được quy đổi từ cây sang kg là: 1.7584 x 6 = 10.5504( kg).
Cách tính sắt đổ mái nhà đúng chuẩn
Tại sao nên tính khối lượng sắt dựng mái
- Nếu biết cách tính sắt đổ mái sẽ giúp bạn biết trước khối lượng sắt cần thiết để dự trù chi phí cụ thể. Hạn chế tối đa việc thừa thiếu vật liệu, tiết kiệm được chi phí.
- Sự kết hợp của các vật liệu đúng tỷ lệ sẽ đảm bảo sự bền vững cho công trình theo thời gian. Từ đó giúp hạn chế tối đa các rủi ro xảy ra sau khi hoàn thành công trình.
Sắt đổ bê tông cho nhà mái bằng
Cách tính sắt đổ mái
Nhìn chung về cơ bản thì cách tính sắt đổ mái khá khó khăn. Để tính toán được chính xác khối lượng vật liệu xây dựng cần dựa trên từng đặc điểm riêng của công trình. Tuy nhiên bạn có thể tính sơ bộ khối lượng sắt để dự trù cho phần mái nhà của bạn như sau:
- Nếu như bạn đổ bê tông thì đầu tiên bạn cần tính khối lượng sắt cho 1 mét vuông phần mái. Thông thường sẽ rơi vào khoảng 20 – 30kg sắt/ 1m2 mái. Tiếp theo bạn chỉ việc lấy con số đó nhân với số diện tích mái mà bạn đã tính ở bên trên là ra tổng khối lượng sắt cần cho phần mái nhà của bạn.
- Nếu bạn đổ mái bằng cách lợp tôn hay ngói thì bạn cần tính khối lượng sắt cho việc làm đòn tay. Hãy xác định khoảng cách của từng đòn tay và lấy chiều dài của phần mái chia cho khoảng cách là ra số đòn tay của 1 bên mái. Lấy số đòn tay đó nhân với khối lượng của một cây sắt ( thường là sắt hộp) và nhân với 2 là ra khối lượng sắt cần để lợp mái.
Tuy nhiên để có một con số cụ thể để xây dựng thì bạn nên nhờ sự hỗ trợ, tư vấn của các kỹ sư xây dựng.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về cách chọn loại sắt dựng nhà và cách tính sắt đổ mái đúng chuẩn. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích đối với bạn.