Huyện Bình Chánh giáp với quận nào? Bản đồ chi tiết của huyện Bình Chánh

Huyện Bình Chánh giáp với quận nào? Giao thông có tiện hay không? Điều kiện kinh tế như thế nào? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người dân có dự định “an cư” tại đây hay các nhà đầu tư cá nhân, các chủ đầu tư muốn phát triển dự án.

Tổng quát về huyện Bình Chánh

Huyện Bình Chánh, huyện Nhà Bè, Quận 7 và Cần giờ là nhóm thuộc phân khu Nam Sài Gòn. Bình Chánh là huyện trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích rộng và tải dài lên đến 252.56km².

Bình Chánh vốn là một huyện ngoại thành, đồng ruộng mênh mông, dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, do sức ép dân số nội thành phố quá lớn nên người dân dần chuyển hướng đến sinh sống ở các vùng ven thành phố và Bình Chánh là địa điểm nổi bật.

huyện bình chánh giáp với quận nào

Với mức độ đô thị hóa cao, đến nay, huyện Bình Chánh là huyện có dân cư đông nhất cả nước. Đồng thời, đây cũng là đơn vị hành chính cấp huyện đông dân thứ 4 cả nước, chỉ sau Biên Hòa, TP. Thủ Đức và quận Bình Tân.

Trên địa bàn có nhiều kênh rạch, nhất là ở nhánh phía Nam, Tây Nam. Từ đó, tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy quan trọng kết nối TP.HCM và ĐB Sông Cửu Long.

Cùng với đó, nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư và xây dựng làm cho bộ mặt huyện Bình Chánh ngày càng thay đổi rõ rệt. Các dự án đầu tư, phát triển kinh tế tại đây cũng đang phát triển chóng mặt.

Đặc điểm xã hội huyện Bình Chánh

Những đặc điểm xã hội đáng quan tâm ở huyện Bình Chánh phải nói đến y tế, giáo dục, giao thông, văn hóa,…

Y tế

huyện bình chánh giáp với quận nào

Từ năm 2007, bệnh viện huyện Bình Chánh được thành lập với đội ngũ y, bác sĩ hơn 400 người, có khả năng phục vụ gần 270.000 bệnh nhân/năm. Đến đầu tháng 3/2015, bệnh viện Bình Chánh được khởi công xây dựng giúp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân.

Các bệnh viện trong cụm y tế Tân Kiên bao gồm: Bệnh viện Nhi đồng thành phố, Bệnh viện Truyền máu Huyết học, Bệnh viện Ung bướu, Bệnh viện Tai Mũi Họng – cơ sở 2, Viện Tim thành phố – cơ sở 2, trung tâm Pháp y Thành phố – cơ sở 2, Trung tâm Xét nghiệm y khoa Thành phố,…

Giáo dục

Ngành GD-ĐT huyện Bình Chánh ngày càng phát triển cả về quy mô cũng như chất lượng dạy và học. Hiện tại, trên địa bàn có hơn 50 trường Mầm Non công lập và ngoài công lập, 28 trường Tiểu Học, 17 trường THCS và 6 trường Đại Học, Cao Đẳng – Trung Cấp.

3 trường Đại Học nổi tiếng là: ĐH Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; ĐH Văn Hiến và Làng ĐH Hưng Long – phía Nam Thành phố.

Giao thông

huyện bình chánh giáp với quận nào

Tại Bình Chánh, hệ thống giao thông vận tải hết sức phát triển cả về đường thủy lẫn đường bộ.

  • Hệ thống đường thủy dày đặc kết nối ĐB Sông Cửu Long và TP.HCM
  • Quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam
  • Cao tốc  Sài Gòn – Trung Lương
  • Cao tốc Bến Lức – Long Thành
  • Quốc Lộ 50 nối liền TP.HCM qua Long An và Tiền Giang
  • Đường vành đai 3 đi qua địa phận 4 tỉnh, thành: Long An, Bình Dương, TPHCM và Đồng Nai

Văn hóa

Tại đây có nhiều các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật phục vụ phát triển tham quan, dịch vụ hay du lịch.

  • Chùa Bát Bửu Phật Đài là địa điểm tôn giáo, tham quan và du lịch nổi tiếng
  • Đình Tân Túc (Tân Túc)
  • Khu di tích dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc Mậu thân 1968 (Vĩnh Lộc A)
  • Khu di tích Láng Le – Bàu Cò (Tân Nhựt)
  • Đình Rạch Già (Hưng Long)
  • Đình Bình Trường (Bình Chánh)
  • Đình Phú Lạc (Phong Phú)
  • Nhà cổ tri huyện Phạm Văn Huynh (An Phú Tây).

Huyện Bình Chánh giáp với quận nào?

huyện bình chánh giáp với quận nào

Toàn bộ huyện Bình Chánh hiện nay bao gồm 1 thị trấn Tân Túc và 15 xã là: Vĩnh lộc A, Vĩnh Lộc B, Phạm Văn Hai, Bình Lợi, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Tân Kiên, Bình Chánh, An Phú Tây, Tân Quý Tây, Long Hưng, Quy Đức, Đa Phước, Phong Phú, Bình Hưng.

Có thể nói huyện Bình Chánh là nơi có vị trí địa lý vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, thông thương. Huyện bao bọc phía Tây và một phần phía Nam của nội thành TP.HCM. Cụ thể như sau:

  • Phía Đông giáp Quận 7 và huyện Nhà Bè với ranh giới chính là rạch Ông Lớn và rạch Bà Lào.
  • Phía Đông Bắc giáp Quận 8 và quận Bình Tân.
  • Phía Tây giáp huyện Đức Hòa và huyện Bến Lức (thuộc tỉnh Long An).
  • Phía Nam giáp huyện Cần Giuộc (thuộc tỉnh Long An).
  • Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn.

Khi nào huyện Bình Chánh lên thị xã/quận

huyện bình chánh giáp với quận nào

Từ năm 2012, lãnh đạo huyện Bình Chánh đã trình UBND thành phố đề án thành lập thị xã Bình Chánh. Đến nay, huyện đã có những chuẩn bị bước đầu và cần rà soát, đối chiếu về các tiêu chí,điều kiện để chuyển huyện thành quận, thị xã hay thành phố thuộc TPHCM để đưa ra lộ trình khả thi nhất.

Nếu đề án này được chấp thuận trong tương lai, cơ cấu kinh tế sẽ có sự thay đổi và chuyển dịch theo hướng đô thị. Những ngành công nghiệp, thương mại – dịch vụ càng được đầu tư và phát triển mạnh mẽ hơn.

Kéo theo đó, chất lượng cuộc sống của người dân cũng được nâng cao hơn. Hỗ trợ tăng thu nhập bình quân đầu người, ổn định kinh tế cũng như an ninh xã hội khu vực.

Tất nhiên, Bình Chánh vẫn đang là khu vực đầy tiềm năng cho người dân đến sinh sống, các nhà đầu tư phát triển dự án bất động sản, kinh tế,…

Hi vọng những thông tin trên đây có thể giải đáp giúp bạn những thắc mắc về địa lý “huyện Bình Chánh giáp với quận nào” cũng như đặc điểm kinh tế, dân cư, xã hội. Chắc chắn trong tương lai, huyện Bình Chánh sẽ ngày càng có tương lai và tiềm năng hơn nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *