Hướng dẫn tính khoảng cách đòn tay mái tôn tiêu chuẩn, theo đúng phong thủy

Khi xây nhà, sức nặng của phần mái được chống đỡ bởi các bức tường, dầm thép và kèo gốc. Mà xà gồ lại là các đường nối để liên kết những bức tường xung quanh nhà. Bởi vậy mà xà gồ (đòn tay) đóng vai trò rất quan trọng cho sự vững chãi của ngôi nhà. Hãy theo dõi ngay bài viết sau để biết cách tính khoảng cách đòn tay mái tôn chính xác. Đặc biệt là đúng tiêu chuẩn và hợp với vận mệnh phong thủy.khoảng cách đòn tay mái tôn (1)

Những điều cần biết về đòn tay mái tôn

Các đòn tay thường được sản xuất theo dạng rãnh hoặc thanh chữ. Trong các công trình xây dựng, chúng được sử dụng để làm tăng độ bền vững cho mái nhà. Tùy vào chiều mái nhà, các thanh xà gồ được đặt liên kết với nhau theo chiều dọc hoặc ngang.

Các đòn tay được dùng để liên kết các tấm mái tôn và truyền lực trực tiếp xuống tường nhà. Bởi vậy mà hệ thống đòn tay vững chãi sẽ giúp ngôi nhà có sự bền đẹp lâu dài; chịu được những tác động thời tiết xấu.

Để phù hợp với nhiều công trình, các thanh đòn tay thường có đa dạng hình dáng. Chủ yếu là hình chữ C phù hợp với công trình có bước cột dưới 6m. Còn các công trình có bước cột lớn hơn 6m thường dùng đòn tay hình chữ Z. Hiện nay, đòn tay thường được chế tạo từ thép mạ kẽm, thép đen hoặc hợp kim nhôm kẽm.

Những lưu ý khi tính khoảng cách đòn tay mái tôn

Trước khi tính khoảng cách đòn tay mái tôn, cần phải lưu ý đến đặc điểm của nhiều yếu tố. Các yếu tố liên quan đó là:

  • Vật liệu cấu tạo mái: Tính khoảng cách sẽ phụ thuộc vào độ dày xà gồ, kèo và mái tôn lợp. Cần phải lưu ý đến kích thước và trọng lượng của tấm mái tôn. Cần phải bổ sung nhiều đòn tay hơn nếu trọng lượng của mái lớn để đảm bảo sự vững chắc.
  • Phụ thuộc độ dốc mái: Đây cũng là điều kiện quan trọng khi tính khoảng cách xà gồ mái tôn. Tùy vào chiều dài mái cần thoát nước sẽ tính được độ dốc mái tôn phù hợp. Thông thường, độ dốc mái tôn được tính bằng thương số giữa chiều cao mái và chiều dài mái. Khoảng cách đòn tay tiêu chuẩn cho mái tôn 1 lớp là 70 đến 90cm. Và khoảng cách ấy sẽ là 80 đến 120cm với mái tôn chống nóng.
  • Hệ khung kèo: theo tiêu chuẩn, khoảng cách đòn tay mái tôn cho hệ khung kèo 3 lớp là 800 đến 900mm. Đối với khung kèo 2 lớp thì khoảng cách ấy xa hơn một chút, vào khoảng 1100 đến 1200mm.khoảng cách đòn tay mái tôn (2)

Cách tính khoảng cách đòn tay mái tôn đúng phong thủy

Tính đòn tay mái tôn theo Sinh – Trụ – Hoại – Diệt

Đây là cách tính khoảng cách đòn tay mái tôn theo phong thủy được nhiều gia đình lựa chọn. Theo quan niệm dân gian, Sinh – Trụ – Hoại – Diệt tương ứng với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông trong năm. Phương pháp tính cho mỗi lượt xếp đòn tay như sau: 

  • Thanh đầu tiên được xếp vào ứng với Sinh 
  • Thanh thứ hai được xếp vào ứng với Trụ
  • Thanh thứ ba được xếp và là ứng với Hoại
  • Và thanh cuối cùng trong 1 lượt xếp là thanh Diệt

Các lượt hai, ba, bốn… tiếp theo lại cứ xếp theo thứ tự Sinh – Trụ – Hoại – Diệt như vậy. Tuy nhiên, cần phải tính toán để thanh cuối cùng không rơi vào Hoại hoặc Diệt. Bởi như vậy sẽ không mang lại may mắn, bình an cho gia đình. Do đó, ta rút ra quy luật tính toán số đòn tay để có thể ra Sinh hoặc Trụ như sau: Sinh = (4xn+1), trong đó n là số lượt sắp xếp lặp lại theo cách trên.

Tính đòn tay mái tôn theo trực tuổi

Để gia đình gặp nhiều may mắn, sức khỏe dồi dào, việc sắp xếp đòn tay theo trực tuổi cũng được nhiều người tin tưởng. Tính khoảng cách đòn tay mái tôn đúng phong thủy, đầu tiên phải xác định năm sinh của gia chủ. 

  • Bước 1: Xác định chính xác gia chủ sinh năm thuộc can – chi nào ta sẽ biết được Trực của của trạch chủ bằng cách tra bảng Trực – Tuổi. 
  • Bước 2: Bắt đầu khởi tại Trực của đòn giông được lấy làm trạch chủ. Sau đó cứ đếm bậc đầu tiên là bậc số 1. 
  • Bước 3: Tìm Trực của phu tử và đánh giá mặt ngũ hành với Trực chủ. Nếu ra khắc là xấu và ngược lại, ra sinh là tốt.khoảng cách đòn tay mái tôn (1)

Tính khoảng cách đòn tay mái tôn chính xác mang lại lợi ích gì?

Việc tính khoảng cách đòn tay mái tôn chính xác sẽ giúp đảm bảo tiến độ của công trình. Đồng thời, nó làm tăng sự bền vững của mái tôn. Từ đó đảm bảo khả năng chịu tải cho toàn bộ kết cấu ngôi nhà. Đồng thời, điều này cũng giúp cho việc sử dụng công trình xây dựng được an toàn hơn.

Khoảng cách đòn tay tiêu chuẩn còn giúp hạn chế những vấn đề phát sinh trong quá trình xây nhà. Giúp tăng độ bền của các thanh xà gồ và công trình sẽ có tuổi thọ lâu đời hơn. Không những vậy, tính toán số lượng xà gồ trước khi xây cũng giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí. Khi đã được tính toán chính xác, người thợ sẽ không phải sửa đi sửa lại nhiều lần. Như vậy cũng giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian thi công nữa đấy.

Trên đây là những thông tin và cách tính khoảng cách đòn tay mái tôn tiêu chuẩn, đúng phong thủy. Đòn tay mái tôn có vai trò cực kỳ quan trọng trong kết cấu mỗi công trình. Do đó hãy tính toán thật chính xác, kỹ càng trước khi tiến hành xây dựng nhé!

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *