Thủ tục tách thửa và làm sổ đỏ nhanh và chính xác 2021

Thủ tục tách thửa và làm sổ đỏ như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Vậy, người có nhu cầu tách thửa và làm sổ đỏ cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Thời gian xử lý bao lâu?

Việc tách thửa đất đai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, thủ tục tách thửa và làm sổ đỏ cần đảm bảo tính chính xác và thống nhất theo đúng quy định luật nhà nước. Bài viết sau đây sẽ cung cấp chi tiết về thủ tục giấy tờ cũng như những lưu ý trong toàn bộ quá trình tách thửa và làm sổ đỏ.

Tách thửa và làm sổ đỏ là gì?

Việc tách thửa đất có nghĩa là phân chia quyền sở hữu đất đai từ 1 đối tượng sở hữu, chịu trách nhiệm sang nhiều đối tượng khác nhau. Thông thường sẽ xảy ra trong các trường hợp: trao tặng, cho con cái, người thân, bán đất,…

Còn việc làm sổ đỏ (sổ hồng) ở đây chính là việc hoàn tất thủ tục và giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp của người “sở hữu mới” đối với mảnh đất sau khi tách thửa.

Những điều kiện bắt buộc đảm bảo khi tách thửa đất bao gồm: Đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền cấp; Đất đang trong thời hạn sử dụng và không có tranh chấp; Diện tích còn lại sau tách thửa không được nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của nhà nước (tùy theo từng địa phương).

Trong trường hợp mảnh đất cùng lúc có nhiều thành viên cùng sở hữu thì phải đảm bảo sự chấp thuận của tất cả những thành viên đó.

Trình tự thủ tục tách thửa và làm sổ đỏ

Đối với thắc mắc thủ tục tách thửa và làm sổ đỏ sẽ bao gồm 2 hoạt động là: ký xác nhận hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất và yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cho người được nhận). Toàn bộ thủ tục đều được quy định rõ ràng tại Nghị định 43/20214/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều luật của đất đai.

thủ tục tách thửa và làm sổ đỏ

Bước 1: Người cần tách thửa (có quyền sử dụng đất) cần nộp một bộ hồ sơ đề nghị tách thửa lên Văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường. Bạn cũng có thể gửi đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của tinh, thành phố trực thuộc TW.

Một số trường hợp cá nhân, hộ gia đình cũng có thể nộp hồ sơ tại UBND cấp xã. Trong thời hạn 3 ngày, đơn vị phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Bộ hồ sơ này bao gồm những loại giấy tờ như sau:

  • Đơn đề nghị tách thửa theo mẫu số 11/ĐK (bạn chỉ cần tải về, in ra và điền đầy đủ thông tin cần thiết).
  • Bản gốc giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đã được cấp.
  • Hồ sơ kỹ thuật về miếng đất cần tách thửa (tùy theo yêu cầu địa phương).
  • Hợp đồng chuyển nhượng (sang nhượng) quyền sử dụng đất (cần có công chứng). 
  • CMND (CCCD) và hộ khẩu (có công chứng) của cả 2 bên chuyển nhượng.

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai cần thực hiện các công việc của mình.

  • Đầu tiên, tiến hành đo đạc địa chính để thực hiện chia tách thửa đất đó.
  • Bắt đầu lập hồ sơ trình lên cơ quan có thẩm quyền việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ/sổ hồng). Cùng với đó là quyền sở hữu nhà hay các tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng với mảnh đất vừa tách thửa.
  • Chỉnh lý và cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Bước 3: Trao giấy chứng nhận cho người sử dụng đất. Hoặc có thể thông qua UBND cấp xã trả kết quả tại địa phương.

thủ tục tách thửa và làm sổ đỏ

Phí và thuế tách thửa đất đai và làm sổ đỏ

Với trường hợp tách thửa để tặng, cho, kế thừa vợ – chồng, cha mẹ đẻ – con đẻ, cha mẹ nuôi – con nuôi; cha mẹ chồng – con dâu, cha mẹ vợ – con rể, ông bà – cháu, anh chị em ruột với nhau thì được miễn lệ phí trước bạ.

Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS giữa vợ – chồng, cha mẹ đẻ – con đẻ, cha mẹ nuôi – con nuôi, cha mẹ chồng – con dâu, cha mẹ vợ – con rể, ông bà – cháu, anh chị em ruột với nhau thì được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Đối với các trường hợp tách thửa khác: Nộp thuế thu nhập cá nhân 2%, lệ phí trước bạ 0.5% trên giá trị mảnh đất.

Trên đây là toàn bộ thủ tục tách thửa và làm sổ đỏ bạn cần tìm hiểu và thực hiện theo nếu mình là người có nhu cầu chia tách quyền sử dụng mảnh đất của mình. mỗi địa phương sẽ có những yêu cầu và điều kiện tách thửa khác nhau, bạn cần đặc biệt lưu ý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *